Trứng không rụng phải làm sao tốt nhất và an toàn ?

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiếm muộn, vô sinh ở chị em phụ nữ chính là việc trứng không rụng. Hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao trứng không rụng và cách điều trị thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trứng không rụng

Rối loạn rụng trứng ở nữ giới bao gồm không rụng trứng thường xuyên và không rụng trứng hoàn toàn, chiếm tỉ lệ khoảng 1/4 số các cặp đôi hiếm muộn. Các vấn đề xảy ra đối với các nội tiết tố sinh sản được sản xuất ra bởi vùng dưới đồi hay tuyến yên, hoặc các vấn đề xảy ra với buồng trứng, có thể gây nên rối loạn rụng trứng.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang gây nên sự mất cân bằng nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang có mối liên hệ với hiện tượng kháng insulin và béo phì, sự phát triển mạnh bất thường của lông, tóc trên cơ thể, và trứng cá. Hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân phổ biến nhất đối với hiếm muộn ở nữ giới.

Hội chứng buồng trứng đa nang.

Rối loạn vùng dưới đồi

Hai nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến yên giữ vai trò trong quá trình rụng trứng hàng tháng là nội tiết tố kích thích nang trứng (follicle stimulating hormone – FSH) và nội tiết tố kích thích hoàng thể (luteinizing hormone – LH). Mệt mỏi thể chất, căng thẳng tâm lý, cân nặng cơ thể quá cao hoặc quá thấp, tăng cân hoặc giảm cân quá đột ngột có thể tác động tới quá trình sản xuất các nội tiết tố này và từ đó ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, vô kinh là những dấu hiệu thường gặp nhất.

Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm hoặc còn gọi là thiểu năng hoạt động buồng trứng: rối loạn này thường bắt nguồn từ một đáp ứng tự miễn hoặc do sự thoái hóa của các trứng chưa trưởng thành của buồng trứng (có thể do di truyền hoặc hóa trị). Trứng không còn trưởng thành và rụng như bình thường nữa, và nồng độ nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi cũng thấp hơn.

Các vấn đề xảy ra đối với các nội tiết tố sinh sản được sản xuất ra bởi vùng dưới đồi hay tuyến yên, hoặc các vấn đề xảy ra với buồng trứng, có thể gây nên rối loạn rụng trứng.

Quá nhiều prolactin

Tuyến yên có thể gây ra hiện tượng sản xuất nhiều prolactin, dẫn tới tình trạng giảm sản xuất nội tiết tố estrogen và gây hiếm muộn. Bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ tuyến yên, prolactin tiết ra quá nhiều cũng có thể do thuốc điều trị mà bệnh nhân sử dụng.

Trứng không rụng phải làm sao để tăng khả năng mang thai ?

Ai trong độ tuổi sinh đẻ cũng có thể mắc phải hiện tượng trứng không rụng và chị em cần chú ý đến vấn đề này nhằm bảo vệ khả năng làm mẹ của bản thân, đối với những chị em kinh nguyệt không đều, chu kì kinh nguyệt quá ngắn thì cần chú ý đến nguy cơ trứng không rụng. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu giúp tăng khả năng mang thai.

Cần có giải pháp hữu hiệu cải thiện tình trạng trứng không rụng.

Tiêm thuốc kích trứng

Phương pháp này giúp trứng được kích thích để rụng và làm tăng khả năng thụ thai, biện pháp được dùng nhiều nhất đó chính là tiêm thuốc kích trứng HCG với pregnyl 500UI. Thuốc được dùng vào đúng thời kỳ rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt của chị em, nhiều chị em có thể dùng kết hợp với thuốc uống. Sau khoảng 24-48h thì trứng sẽ rụng và các bạn nên “canh” để thụ thai.

Phương pháp này được áp dụng không phải mang đến hiệu quả thành công 100%, bởi có những trường hợp sau khi được tiêm thuốc kích trứng mà trứng vẫn không thể rụng nên phải tiêm lại nhiều lần. Nguyên nhân chính làm cho khả năng tiêm thuốc kích trứng mà không đạt hiệu quả có thể là do liều lượng thuốc chưa đạt, chất lượng thuốc không đảm bảo hoặc trứng chưa đảm bảo đúng mức trưởng thành.

Phương pháp tiêm thuốc kích trứng

Thuốc kích trứng kích thích nang noãn phát triển vì thể khi sử dụng thuốc này thì không chỉ có 1 nang noãn phát triển mà còn có thể 2-3 nang noãn phát triển thêm, vì thế có thể gây ra khả năng đa thai hoặc một số nguy cơ xấu khác cho sức khỏe như suy thận, phù phổi…nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Dừng thuốc tránh thai

Lạm dụng thuốc tránh thai có thể là tác nhân dẫn đến trứng không rụng

Nếu như chị em không biết trứng không rụng phải làm sao thì nên dừng thuốc tránh thai. Các loại thuốc tránh thai đều có tác dụng nhất định đối với việc ức chế quá trình phóng noãn ở buồng trứng, dù là thuốc uống, tiêm hay que tránh thai thì cũng đều có tác dụng giống nhau, chính vì thế, các bạn nếu như đang muốn mang thai và muốn ổn định sự hoạt động của buồng trứng thì không nên dùng thuốc tránh thai.

Xem thêm: Phác đồ kích thích buồng trứng khi thụ tinh ống nghiệm

Cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân

Nếu như các bạn thường xuyên không xảy ra hiện tượng phóng noãn thì khả năng vô sinh hiếm muộn là rất lớn, để kích thích rụng trứng và làm tăng khả năng thụ thai thì ngoài việc dùng thuốc kích trứng các bạn nên chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân để làm tăng sự phát triển của trứng :

  • Duy trì cân nặng hợp lý: thừa cân, béo phì hay thiếu cân ở nữ giới đều làm tăng nguy cơ rối loạn hoạt động của buồng trứng. Nếu cần giảm cân, hãy tập luyện thật hợp lý, bởi tập với cường độ cao (từ 5 tiếng mỗi tuần trở lên) có mối liên hệ với sự suy giảm rụng trứng.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, khoa học có tác dụng rất lớn trong việc kích thích trứng rụng, tăng khả năng thụ thai.
  • Tránh uống rượu: Uống nhiều rượu làm giảm khả năng có thai, và nếu có ý định mang thai, không nên uống rượu hay các đồ uống có cồn.
  • Giới hạn lượng caffeine: các nghiên cứu gợi ý giới hạn lượng caffeine thu nạp vào cơ thể ở mức dưới 200 mg/ngày sẽ không ảnh hưởng tới khả năng mang thai. Số lượng này tương đương với uống 1 tới 2 tách cà phê mỗi ngày.
  • Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá gây nhiều tác hại tới mọi mặt của sức khỏe con người, bao gồm cả khía cạnh sinh sản. Nếu đang hút thuốc hãy từ bỏ ngay
  • Giảm căng thẳng: Một số nghiên cứu chỉ ra căng thẳng khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Hãy cố gắng giảm hoặc tránh căng thẳng nếu đang có ý định mang thai.

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.